
Checklist đánh giá và phân tích website
Thông thường khi muốn phân tích để đánh giá hiện trạng website, mỗi người (tùy trình độ nữa) sẽ có nhiều hướng đánh giá cũng như công cụ khác nhau.
Cho nên có trong tay một checklist sẽ giúp việc chẩn đoán và giải quyết những thứ căn bản như tốc độ web, SEO, traffic, hiệu quả… dễ dàng hơn. Mình có 1 checklist bao gồm 2 PHẦN, sẽ giúp bạn nào đang “đi lạc” tìm được lối ra khi bắt tay thực hiện việc này.
Với những ai còn nghi ngại, mình sẽ nói đơn giản vì sao bạn nên có 1 checklist khi phân tích web?
- Cho bạn 1 lộ trình (roadmap) rõ ràng để dễ follow
- Bảo đảm bạn thu thập đủ dữ liệu mình cần để đưa ra kết luận và cải thiện
- Đỡ tốn thời gian vào những phương pháp đánh giá kém quan trọng hay thiếu hiệu quả
Tổng quan nội dung:
Phần 1: Checklist 5 bước tiêu chuẩn để phân tích website
Phân tích traffic

Phân tích traffic giúp theo dõi luồng đi và các hoạt động của user diễn ra trên website và thấy được đâu là những trang đang có hiệu quả và đâu là những kỹ thuật (SEO, Ads, PR Online…) tạo ra traffic tốt.
Ở đây, bạn dùng Google Analytics để trả lời những câu hỏi này:
- Traffic website có khuynh hướng tăng hay giảm?
- Traffic đến từ đâu?
- Trang nào tạo nhiều traffic nhất?
- Bounce rate bao nhiêu? Người ta rời khỏi site ở trang nào?
- Có khác biệt giữa traffic và hành vi giữa mobile và desktop hay không?
SEO Audit

A. Đánh giá SEO On-page
Bảo đảm mỗi trang trên web được định dạng đúng đắn:
- Title tags
- Meta descriptions
- Proper subheading structure
- Internal links
B. Kiểm tra thứ hạng từ khóa và authority
- Thứ hạng từ khóa: dùng các công cụ phân tích như Ahrefs, SEMrush, or SerpBook để biết những keyword nào đang thăng hạng tốt và tốt ra sao so với đối thủ.
- Sức mạnh của Domain: các công cụ bên thứ 3 có các thước đó đơn giản để đánh giá sức mạnh của hồ sơ backlink và việc cạnh tranh với website khác trong cùng ngách khả thi ra sao.
C. Phân tích backlink
Xem những nơi mà đối thủ lấy backlink để mình bắt chước chiến lược của họ, miễn sao hiệu quả cho mình.
Đo lường tốc độ trang

Kiểm tra tốc độ load trang bằng WebPageTest hoặc Google’s PageSpeed Insights cho desktop lẫn mobile.
Ngoài việc cũng cấp phân tích về tốc độ, các tools này còn gợi ý cách làm sao để tăng tốc.
Kiểm lỗi website

Các link hư hoặc trang lỗi có thể làm giảm trải nghiệm khách truy cập và có thể khiến web bị Google phạt. Nên hãy dùng Google Search Console để nhận diện và sửa chữa những lỗi này.
Kiểm tra mobile responsive

Việc này khỏi bàn cãi, website chạy tốt trên desktop thì trên mobile cũng nên như vậy, đơn giản vì:
- Tìm kiếm trên mobile chiếm tới 50% lượng tìm kiếm trên Google.com
- Các web thân thiện với mobile được ưu ái hơn trên kết quả tìm kiếm
- Khách truy cập có khả năng rời khỏi web cao gấp 5 lần nếu web không thân thiện mobile
Luôn đảm bảo web của bạn thân thiện với mobile, giao diện và chức năng chạy ngon trên mọi màn hình, tải mượt mà như Sunsilk.
Có thể dùng tool Google’s mobile responsiveness checker để kiểm tra.
Phần 2: Checklist phân tích website hướng về người dùng
Các phân tích ở phần 1 thường bị hạn chế trong việc đảm bảo khách truy cập vào web của bạn sẽ ở lại đó, nên việc làm thêm phân tích định hướng vào người dùng sẽ khỏa lắp chỗ trống này. Cụ thể là ta sẽ phân tích:
- ĐỘNG CƠ nào mang họ đến website
- TRỞ NGẠI nào gây khó dễ, làm họ rời khỏi
- ĐIỀU GÌ thuyết phục họ chuyển đổi

Bước 1: Tìm ra ĐỘNG CƠ khiến họ ‘bơi’ vào website

Thử yêu cầu họ mô tả họ đang tìm kiếm điều gì trên website của bạn và tại sao, bằng CHÍNH NGÔN TỪ của họ.
- Làm khảo sát với câu hỏi mở cho khách truy cập:
- 1 câu nhận diện nhân khẩu học: Hãy mô tả bạn trong 1 câu?
- 1 câu để hiểu điều gì mang họ tới: Lý do chính bạn đến đây là gì?
- 1 câu nhận diện điều gì ngăn họ hoàn thành hành động: Điều chi ngăn bạn không [làm gì đó] hôm nay?
- Sử dụng các dữ liệu này để tạo ra Hồ sơ người dùng, bao gồm:
- Họ là ai
- Mục tiêu chính của họ
- Mối bận tâm / trở ngại làm họ không đạt mục tiêu
- …
Bước 2: Xác định các TRỞ NGẠI làm họ rời khỏi

Việc này sẽ giúp bạn giải quyết các mối bận tâm và giữ họ trên trang lâu hơn.
- Tìm những trang có tỷ lệ rời trang (Exit rate) cao – là những trang mà bạn ‘đánh rơi’ visitors. Có thể dùng Google Analytics hoặc công cụ tạo phễu để xây phễu chuyển đổi và thu thập data về cách họ di chuyển từ trang này qua trang khác.
- Tìm những khu vực có vấn đề trên các trang có tỷ lệ rớt (drop-off) cao để có cái nhìn cận cảnh, ý tưởng chung về những gì thiếu hiệu quả.
- Xem cách người ta tương tác ở từng trang, bằng công cụ video phiên truy cập. Chú ý vào các điểm này:
- Visitor có chần chừ khi thực hiện 1 hành động?
- Họ có thấy hết tất cả nội dung trên trang?
- Họ có thể tương tác với các nút hoặc yếu tố click được (link text, image)?
- Họ có gặp bug hoặc yếu tố bị hư hỏng?
- Họ có dùng “bão”click khi trải nghiệm trên trang gây khó chịu?
Tips: Bên cạnh quan tâm đến những người rời trang, việc xem video của những người đi qua toàn bộ phễu, rồi so sánh giữa 2 cái có thể giúp nhìn ra những khác biệt chính yếu trong hành vi và giúp bạn đến gần hơn với giải pháp.
- Yêu cầu phản hồi từ khách truy cập
- Cách 1: Tạo widget feedback. Lọc và đánh giá các feedback tiêu cực
- Cách 2: Làm khảo sát ngay trên trang, tạo khảo sát đơn giản và đặt nó vào các trang drop off cao. 1 vài câu hỏi gợi ý:
- Nếu bạn không quyết đinh [làm gì đó] hôm nay, điều gì đã cản chân bạn?
- Trang này còn thiếu gì khiến bạn chưa thỏa mãn?
- Điều gì, nếu có, đang ngăn bạn không hành động?
Bước 3: Tìm ra ĐIỀU thuyết phục họ hành động

Để hiểu tốt hơn về những gì thu hút, hoặc các điểm bán hàng độc đáo thuyết phục họ ở lại và chuyển đổi, những nỗi sợ hay trở ngại đối với hành động.
- Hỏi khách hàng điều gì thuyết phục họ chuyển đổi (và điều gì khiến họ không)
- Lập 1 khảo sát nhanh ngay trên trang để hóng chuyện từ những người vừa chuyển đổi. Điều này giúp bạn hiểu được các điểm bán hàng quan trọng, để sau đó bạn tận dụng nó tốt hơn.
- Hỏi khách truy cập nói ra top 3 nỗi sợ và bận tâm của họ. Gửi họ một khảo sát sau đó để hỏi về mối bận tâm hoặc nỗi sợ mà họ có trước khi chuyển đổi. Gợi ý:
- Đâu là mối bận tâm hoặc nỗi sợ lớn nhất của bạn trước khi mua sản phẩm?
- Chúng tôi phải làm gì để cải thiện trải nghiệm của bạn?
- Trên tháng 0-10, bạn sẽ giới thiệu chúng tôi tới gia đình và bạn bè ở mức nào?
Yo, bạn đã có trong checklist đơn giản gồm 2 phần mà có thể triển ngay tấp lự, mắc dù bài chỉ mang tính chất tổng quan các bước thay vì đi vào chi tiết, nhưng cũng là 1 bản đồ trực quan để bạn có thể thực hành ngay bây giờ. Đừng chần chừ.
Tham khảo: Hotjar
Smart convert - Phân tích hành vi, tăng chuyển đổi web
Chúng tôi hướng đến việc giúp bạn thấu hiểu khách hàng của mình thông qua việc phân tích trực quan các biểu đồ nhiệt hành vi của họ trên website, đồng thời gia tăng hiệu quả chuyển đổi trên website bằng cách kết hợp với các công cụ mở rộng khác khi đăng ký dùng thử tại https://smartconvert.co